Những kẻ đốt đền

Đồng Phụng Việt

9-6-2016

Những ý kiến phản đối việc Bob Kerrey – một cựu sĩ quan biệt kích của hải quân Hoa Kỳ được chọn làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV), khiến mình muốn mửa…

***

Phía phản đối Bob Kerrey cho rằng ông ta bất xứng vì đã tham gia vào một cuộc thảm sát thường dân tại Bến Tre. Rằng họ có thể tha thứ nhưng không thể quên. Họ đòi hỏi phải trung thực và sòng phẳng.

Cuộc chiến từ 1954 đến 1975 tại Việt Nam có bao nhiêu vụ thảm sát? Đã đòi trung thực và sòng phẳng đối với trường hợp Bob Kerrey thì tại sao không đòi ứng xử trung thực và sòng phẳng với hàng ngàn cuộc thảm sát khác do chính thể mà họ thuộc về đã gây ra từ Bắc vào Nam trong cuộc chiến tranh đó: Thảm sát khi cải cách ruộng đất, thảm sát ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), thảm sát hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, thảm sát qua pháo kích vào các khu dân cư, thảm sát từ các vụ đặt thuốc nổ và liệng lựu đạn vào đám đông,… Những nhân chứng và nạn nhân của các vụ thảm sát này vẫn còn rất nhiều, chính thể mà họ thuộc về đã xin lỗi và điều tra chưa? Tiếp tục đọc

“Đánh” như thế này mới “bóng” bác Dũng ạ!

 Đồng Phụng Việt

15-01-2015

Hôm qua, tại cuộc họp chính phủ bàn về nhiệm vụ năm nay, bác Dũng – Thủ tướng Việt Nam bảo rằng, ngăn cấm thông tin trên các mạng xã hội là “không khả thi”. Cũng vì vậy, bác yêu cầu, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành phải “tuyên truyền tốt hơn”. 

Bác Dũng định nghĩa rất rõ ràng rằng, “tuyên truyền tốt hơn” là cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để có thể định hướng dư luận. 

Tuyên bố của bác Dũng tạo ra cảm giác bác tiến bộ và cởi mở hơn nhiều đồng liêu trong Bộ chính trị. Thành ra sẽ có nhiều người thấy bác “sáng hơn”.  Tiếp tục đọc

Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất

Đồng Phụng Việt

28-05-2013

Vụ khởi tố blogger Trương Duy Nhất và bắt giữ blogger này không làm nhiều người ngạc nhiên. Nó chỉ khiến người ta vừa phẫn nộ, vừa ngao ngán.

Đã có khá nhiều người phân tích, bình luận về việc tại sao Công an lại bắt Trương Duy Nhất và bắt vào thời điểm này (?). Riêng mình vì không đủ thông tin nên không dám lạm bàn.

Sáng nay, vào Ba Sàm – một trong những chỗ đang tiếp tục giới thiệu những thông tin, ý kiến xoay quanh vụ Trương Duy Nhất – thì thấy bài “Bỏ phiếu cùng quốc hội – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị túm?” của blogger Người Lót Gạch (1).

Đọc xong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất, mình nghĩ blogger Người Lót Gạch phán đoán đúng.

1.

Quốc hội đã xác định sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng một nghị quyết.

Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là công việc được tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tiếp tục đọc

Còn chờ gì nữa?

Đồng Phụng Việt

01-04-2013

H1Mình vừa nhận được email của một bạn làm báo. Bạn cho biết, hệ thống truyền thông mới nhận được lệnh: (1) Phải bám theo… Thông tấn xã khi tường thuật vụ án Đoàn Văn Vươn. (2) Ngưng thông tin về vụ tàu đánh cá Việt Nam bị bắn cháy trên biển Đông. (3) Không bàn thêm về chuyện xăng tăng giá!

Đọc email, mình biết bạn uất. Ở xứ mình, báo chí là một trong những lĩnh vực thường xuyên bị Đảng dồn ép cả về tinh thần lẫn nghề nghiệp. Ngoài bạn, mình còn quen vài người cũng làm báo. Các bạn giống nhau: Khởi đầu, bên cạnh mong muốn kiếm đủ cơm ăn, áo mặc, do đặc điểm nghề nghiệp, còn nuôi hi vọng làm được những điều có ích cho đời, cho người. Theo thời gian, cơm áo có thể dư nhưng hi vọng làm được những điều có ích từ từ lụi tàn. Trăn trở giảm dần theo thâm niên. Bất bình thoáng qua rồi vụt tắt. Cam chịu trở thành thuộc tính. Cũng vì vậy, những cơ quan kiểu như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông luôn luôn làm nhục các bạn.

Tiếp tục đọc