“Đánh” như thế này mới “bóng” bác Dũng ạ!

 Đồng Phụng Việt

15-01-2015

Hôm qua, tại cuộc họp chính phủ bàn về nhiệm vụ năm nay, bác Dũng – Thủ tướng Việt Nam bảo rằng, ngăn cấm thông tin trên các mạng xã hội là “không khả thi”. Cũng vì vậy, bác yêu cầu, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành phải “tuyên truyền tốt hơn”. 

Bác Dũng định nghĩa rất rõ ràng rằng, “tuyên truyền tốt hơn” là cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để có thể định hướng dư luận. 

Tuyên bố của bác Dũng tạo ra cảm giác bác tiến bộ và cởi mở hơn nhiều đồng liêu trong Bộ chính trị. Thành ra sẽ có nhiều người thấy bác “sáng hơn”.  Tiếp tục đọc

Mong bác Nguyễn Ngọc Túc “nói lại cho rõ”

Đồng Phụng Việt

25-09-2014

Mình vừa đọc tin “Thu thuế tăng 4-5 lần cho mỗi container hàng Trung Quốc” trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (1).

Tác giả bài viết dựa trên Báo cáo tổng kết 9 tháng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, cho biết, nhờ Hải quan tích cực kiểm tra chống buôn lậu, thuế nhập khẩu đối với mỗi container hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam đã tăng từ bốn đến năm lần so với trước.

Đại khái, trước, mỗi container hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu từ 15 triệu đến 20 triệu. Nay, trung bình mỗi container hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam phải nộp thuế nhập cảng khoảng 125 triệu đồng.   Tiếp tục đọc

Nên thả hết tù hình sự vì xã hội mình “còn khá trong sáng”

Đồng Phụng Việt

07-09-2014

Trả lời phỏng vấn của “Một thế giới” về hai vấn đề: (1) Trường hợp phạm nhân Nguyễn Đức Hùng – đang thụ hình tại Trại giam Tân Lập, Nghệ An nhưng có điện thoại di động để chụp ảnh, điện thoại di động có thể kết nối với Internet để giới thiệu sinh hoạt trong trại giam, kể cả việc sử dụng ma túy và (2) Có nhiều thông tin, bằng chứng cho thấy, tình trạng mua bán, sử dụng ma túy đang rất phổ biến trong hệ thống trại giam, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an nói như thế này:

Việc phạm nhân sử dụng, mua bán ma túy trong trại giam đang không chỉ là vấn nạn của nước ta mà nó còn là vấn nạn của toàn thế giới. Tôi đi họp quốc tế về trại giam thì thấy rằng nơi nào cũng kêu về vấn nạn này. Tuy nhiên, ở Việt Nam là còn đỡ chứ ở nhiều nước, tội phạm dùng cả súng phóng lựu để phóng cả mớ ma túy vào trong trại giam.  Tiếp tục đọc

Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt

Đồng Phụng Việt

05-09-2014

Năm ngoái, khi tướng Giáp từ trần, bạn mình gửi cho mình một đường dẫn, bảo mình vào xem một video clip trong YouTube,… 

Mình ngồi hơn một tiếng, xem xong video clip đó và tự thấy phải tìm thêm thông tin. 

Năm rồi, hễ rảnh là mình vào Google, lục lọi để kiếm những thông tin mà mình chưa biết. Bây giờ, tuy chưa biết đủ nhưng có thể tạm xem là biết đôi chút, mình muốn chia sẻ ít dòng…

***

Video clip mà mình vừa đề cập ghi lại lễ tang của Specialist Brittany Gordon, 24 tuổi,  phục vụ trong Đại đôi 572 Quân báo, Lữ đoàn Cơ động số 2, Sư đoàn 2 Bộ binh Mỹ. Specialist Gordon bị thương khi xe của cô cán trúng mìn ở Kandahar, Afghanistan và chết vào ngày 13 tháng 10 năm 2012.  Tiếp tục đọc

Thành “Mỹ” rồi hả mày?

 

Đồng Phụng Việt

28-08-2014

H1Nghe nói mày vừa tuyên thệ trung thành với nước Mỹ. Vậy là thành “Mỹ” rồi hả mày?

Thằng “Mỹ” mới của Mỹ giờ tự lái xe hơi đi khắp nơi, liệu có lúc nào nhớ lại thưở mới chín, mười tuổi đã phải xách ấm, cầm ly đi bán trà đá ở bến xe, lội bộ, bưng khay bánh bông lan lang thang mời chào mọi người mua giùm, còng lưng đạp xe thồ chở hàng mỗi ngày vài chục cây số… để kiếm tiền cho mẹ đong gạo, nuôi cha được “cải tạo” không mày?

Thằng “Mỹ” mới của Mỹ khi tới lui trong các siêu thị đầy ắp hàng hóa có liên tưởng đến thưở áo quần chỉ có một bộ nghiêm, một bộ nghỉ? Thưở cả năm, cả nhà mới dám mua một tô phở đem về đổ vào nồi cơm rồi chia nhau cho đỡ thèm không mày?

Thằng “Mỹ” mới của Mỹ giờ ngồi toan tính chuyện mua nhà, sắp xếp tương lai cho con cái vào trường này, trường kia để tụi nó thành nhân, thành danh ở Mỹ có còn nhớ những lo toan về việc từng là “đối tượng 21, nhóm bốn” nhấn chìm ước mơ vào đại học không mày?

Cuộc sống với đủ thứ nhu cầu ở Mỹ liệu đã đè bẹp khát vọng một thời trong thằng “Mỹ” mới: Làm gì đó để những ông cụ, bà cụ tuy “gần đất xa trời” thôi phải lê lết mưu sinh, những đứa trẻ thôi uống nước cơm thay sữa, những con người cả đời quần quật như trâu, bò thôi cảnh cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc, để những đứa có quyền, có tiền không còn được phép đối xử với những kẻ cô thân, nghèo túng như đối xử với súc vật… chưa mày?

Tiếp tục đọc

Đây là chuyện của ông, thưa ông Phùng Quang Thanh

 Đồng Phụng Việt

 12-07-2014

Tờ Người Cao tuổi vừa “tự ý đục bỏ” phóng sự “Sự thật về công tử Hà thành ra Trường Sa”.

Phóng sự này vạch trần sự kiện Nguyễn Quốc Đức, “thiếu gia” của ông Nguyễn Quốc Thanh, người trở thành tỉ phú nhờ buôn phế liệu, vào lính không phải vì yêu nước, tình nguyện ra Trường Sa không phải vì muốn “bảo vệ chủ quyền biển đảo” như nhiều cơ quan truyền thông, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam ca ngợi, mà do bất trị, chỉ ăn chơi, chẳng lo học hành. Mục tiêu thật của chuyện vào lính, ra Trường Sa chỉ nhằm giúp đương sự “tu tâm, dưỡng tánh”.  Tiếp tục đọc

Ngồi sa lông bàn đại sự

Đồng Phụng Việt

Những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua khiến nhiều người sửng sốt.

Đập phá, hôi của, đánh người, thậm chí có một vài nguồn cho biết đã có người chết rõ ràng là chuyện không thể hoan hô hay cổ súy.

Tuy nhiên đó là đặc trưng của mọi đám đông. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng vậy. Chẳng riêng ở Việt Nam.

Nếu có thời gian, các bạn thử search thông tin về lối hành xử của đám đông sau những thảm họa đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, các bạn cũng sẽ thấy điều đó.

Ngay cả tại Mỹ cũng thế. Nếu không đồng tình với ý kiến của mình, các bạn thử tìm thông tin, mô tả về Louisiana sau Katrina (2005) hoặc miền Đông Bắc Mỹ sau Sandy (2012).

***

Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là “ngu dốt”, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị “lôi kéo, kích động”.

Hy vọng những bạn nghiên cứu về xã hội học phân tích sâu và có những nhận định, khuyến cáo cần thiết quanh sự kiện đình công – biểu tình – bạo loạn vừa rồi. Rất mong các bạn nhập cuộc. Tiếp tục đọc